Showing posts with label Mở siêu thị. Show all posts
Showing posts with label Mở siêu thị. Show all posts

Sunday, November 16, 2014

Chia sẻ kinh nghiệm mở siêu thị thực tế phần 1

Tôi với kinh nghiệm đã mở siêu thị cửa hàng tạp hóa cho hơn 200 khách hàng và trực tiếp kinh doanh mô hình siêu thị tại 1 thị trấn chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm sau để mọi người tham khảo và rút kinh nghiệm cho bản thân.
1. Đầu tiên trước khi mở chúng ta phải xác định mở ra để bán cho ai. Từ đó sẽ xác định được nhóm hàng chủ yếu mình sẽ bán.
Ví dụ: bán cho công nhân sẽ có nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu của công nhân + giá rẻ.
bán cho sinh viên hay bán cho người đi làm ....
Nhưng chủ yếu chúng ta bán hàng tiêu dùng cho người dân và hộ gia đình.
2. Nếu chưa có mặt bằng chúng ta sẽ phải tìm mặt bằng phù hợp với các tiêu chí kinh doanh. Vì mặt bằng là yếu tố quyết định kinh doanh thành công hay không quan trọng nhất.
Chọn mặt bằng có 1 số kinh nghiệm mà tôi chia sẻ ở bài viết: kinh nghiệm chọn mặt bằng siêu thị" trong website này. các bạn có thể tìm kiếm và tham khảo.

3. Sau khi có mặt bằng các bạn sẽ phải tính toán số vốn bỏ ra là bao nhiêu.
Chúng tôi có thể ước lượng số vốn các bạn bỏ ra như sau.
- tiền thiết bị bằng diện tích mặt bằng x 1 triệu đồng. ví dụ 100m vuông thì tiền thiết bị cần rơi vào khoảng 100x1 triệu = 100 triệu. Cái này tôi chắc chắn rằng với số tiền trên thì mặt bằng của các bạn sẽ đảm bảo mọi yếu tố thành công của mô hình siêu thị mini. Còn nếu tài chính hạn chế thì bạn cũng phải có tối thiểu 60 triệu/ 100m vuông.
Trên đây là mô hình bố trí 1 siêu thị mini khoảng 250m vuông. Mỗi 1 khoang tương ứng với 1 kệ. Khi tư vấn cho quý khách đơn vị tư vấn ( công ty tôi) sẽ thiét kế mô hình trước khi lắp đặt. Quý khách sẽ hình dung ra cách bố trí thiết bị, giá kệ, camera, bàn thu ngân như thế nào ngay từ ban đầu để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp. Từ sơ đồ bản vẽ này sẽ đếm ra chính xác số lượng thiết bị và cùng với đơn báo giá quý khách sẽ có dự toán chính xác cho cửa hàng của mình.

4. Thiết bị cần lắp đặt bao gồm: Giá kệ siêu thị, Bàn thu ngân, Tủ đông tủ mát, Tủ để đồ, Camera an ninh, thiết bị quản lý bán hàng ( máy in, máy tính, máy đọc mã vạch, phần mềm bán hàng, giấy in hóa đơn).
Giải thích: giá kệ siêu thị các bạn có thể mua giá kệ siêu thị của Vietpotu giá rẻ, lắp đặt tận nơi và bảo hành 2 năm.

- Bàn thu ngân các bạn có thể dùng bàn gỗ tự đóng để tiết kiệm giá chỉ 500k tới 800k tùy thiết kế. Hoặc bàn thu ngân gỗ MDF, măt inox giá khoảng 3.500k/ bàn dài 1.8m. Nếu dùng bàn thu ngân chuyên dụng trong siêu thị giá rơi vào khoảng 6 tới 7 triệu đồng/ bàn. Khá đắt và ko cần thiết lắm.

- Tủ đông tủ mát: Theo kinh nghiệm của tôi là các bạn nên mua tủ đông. CÒn tủ mát có thể xin của cocacola hoặc vinamilk hoặc THtrue hoặc mộc châu.... Thủ tục bao gồm giấy phép đăng ký kinh doanh nếu có. Sổ hộ khẩu hoặc chứng minh thư nhân dân. Theo kinh nghiệm của tôi thì xin của cocacola dễ nhất sau khoảng 15 ngày là các bạn có thể nhận tủ. Mỗi tháng các nhà cung cấp sẽ hỗ trợ cửa hàng bạn khoảng 200k tiền điện tính giá trị quy đổi ra hàng hóa.
Người liên lạc chính là nhân viên giao hàng của nhà cung cấp.

- Tủ để đồ: vì là siêu thị tự chọn nên không thể để khách hàng mang túi vào trong của hàng để xem hàng được. bạn nên mua 1 tủ nhỏ 12 ngăn cũng ok. giá khoảng 2.400k.

- Camera an ninh. có thể lúc đầu bạn không lắp. Nhưng sau đó sẽ cảm nhận được sự cần thiết. Hàng hóa chắc chắn sẽ bị thất thoát và ko tìm lại được.

- Thiết bị bán hàng: cái này là không thể thiếu. Vì hàng hóa của bạn trong cửa hàng sẽ dao đọng từ 1.000 mặt hàng tới ít nhất 2000 mặt hàng. Để nhớ được giá cũng là 1 vấn đề quá đau đầu. Phần mềm sẽ giải quyết cho bạn các vấn đề cơ bản nhất như: giá cả hàng hóa, giá nhập, giá bán, hạn sử dụng, công nợ. báo cáo xuất, nhập, tồn kho . Báo cáo lãi bán hàng .... Cho tới những vấn đề phức tạp hơn. Tôi không nói hết ở đây nhưng bạn bắt buộc phải có công cụ này.

Máy in để in hóa đơn cho khách hàng bạn không phải ghi lại từng hàng hóa khi bán và cộng trừ tiền trả lại. máy sẽ tự tính toán và in ra hóa đơn + tiền trả lại cho bạn. cuối ngày tự động thống kê số tiền bán được.

Máy đọc mã vạch giúp bạn quét được mã vạch từ hàng hóa đưa vào phần mềm.

Vietpotu chúng tôi bán trọn bộ phần mềm sử dụng ở mức tối thiểu là 7 triệu đồng dùng mãi mãi bao gồm: phần mềm, máy in, máy đọc mã vạch. liên hệ: 0988 485 300
Máy tính để cài đặt phần mềm,.
Ngoài ra bạn có thể phải mua móc treo giá kệ để treo khẩu trang, bàn chải đánh răng tất .....
Giỏ đựng hàng để khách nhặt hàng vào giỏ ....

Đấy là về phần thiết bị và dự toán vật liệu ban đầu.
Chúng tôi sẽ trình bày tiếp ở các bài viết sau:

Chuẩn bị hàng hóa khi mở cửa hàng.
Chuẩn bị để khai trương siêu thị.
Cách lấy hàng sau khi bán hàng.
Quản lý nhân sự trong kinh doanh siêu thị mini.
Các chú ý có thể khiến bạn phá sản khi kinh doanh siêu thị mini.

Wednesday, October 1, 2014

Các Bước để chuẩn bị khai trương mở siêu thị


Các bước Khai trương mở siêu thị là một sự kiện rất quan trọng: Đó là thời điểm đánh dấu sự hoạt động chính thức của siêu thị và là cơ hội để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, địa điểm đến người tiêu dùng một cách rộng dãi, kế hoạch khai trương hoàn hảo sẽ mang lại nhiều lợi thế cho siêu thị.
Người quản lý làm theo những bước sau
Bước 1 :
+) Xác định mục tiêu của sự kiện và những gì bạn muốn đạt được:
- Mục tiêu là thu hút sự quan tâm của càng nhiều người càng tốt.
- Kết quả muốn đạt được là sự ấn tượng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ( sự chuyên nghiệp) chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm từ đó khách hàng gắn bó lâu dài trong suốt chiều dài phát triển của siêu thị.
+) Xác định đối tượng mục tiêu và điểm cần chú ý:

- Đối tượng:
 Bà nội trợ, người mua sắm thường xuyên trong gia đình( Đây là khách hàng mang lại doanh thu hàng tháng đều đặn cho siêu thị)
 Tổ chức, cơ quan ( đây là đối tượng khách hàng rất tiềm năng nhất là những khi có sự kiện, lễ tết …hơn nữa thường có mối quan hệ rộng và tiếng nói có trọng lượng)
- Điểm cần chú ý: Với mỗi khách hàng khác nhau cần có sự tiếp cận khác nhau nhằm đạt hiệu quả cao
Bước 2:
Quyết định thời gian cụ thể cho ngày khai trương mở siêu thị : Thông thường thời gian khai trương nên vào những ngày nghỉ đó là cơ hội khách hàng có nhiều thời gian mua sắm và thăm quan siêu thị của bạn.
Khi quyết định được thời gian khai trương thì cần phải có kế hoạch thông báo rộng rãi đến khách hàng nhưng không được quá xa thời gian khai trương( thông báo với khách hàng từ 5-7 ngày trước khi khai trương là phù hợp vd dự định ngày 10/8 kahi trương thì thông báo với khách hàng từ ngày 3-5/8 là vừa)
+) Các biện pháp thông báo hiệu quả:
- Đối với khách hàng chưa quen biết: Làm băng rôn căng tại nơi nhiều người qua lại( tại ngã 3 ngã tư, tại nơi để xe, chợ, công viên…) với bán kính khoảng 2-3 km xung quanh siêu thị, trên băng rôn nên ghi rõ thông tin tên siêu thị, địa chỉ, trương trình khuyến mãi cụ thể (nếu có) có thể tham khảo một số mẫu sau.
- Đối với khách hàng thân quen:
 Trước hết lập danh sách người thân, bạn bè, ( có thể tận dụng những mối quan hệ của những người quen biết, người thân trong gia đình)
 Chủ động liên lạc bằng cách gọi điện đồng thời nhắn tin cụ thể thời gian và địa chỉ cụ thể để khách hàng sắp xếp tham dự
 Nhờ những người thân, quen chia sẻ ( Share) thông tin này với bạn bè của họ…sẽ rất hiệu quả.
 Nên làm lại động tác gọi điện, nhắn tin ( nhắc khách hàng) ngay trước ngày khai trương để khách hàng nhớ tham dự.
- Đối với tổ chức, cơ quan.
 Hệ thống chính quyền địa phương: Nên có giấy mời cụ thể vừa là xin phép chính quyền tạo điều kiện cho sự hoạt động của siêu thị vừa xây dựng mối quan hệ đối tác với các tổ chức, hội ( đặc biệt là hội phụ nữ phường, quận…) có thể mời đích danh hoặc đại diện.
 Với các cơ quan khác cũng nên có giấy mời đích danh hoặc đại diện.
Ngoài ra hoạt động lâu dài nên sử dụng internet marketting ví dụ đơn giản nhất bây giờ là công cụ face book: Lập tài khoản, lập fanpage…cho khai trương mở siêu thị, trên đó sẽ cập nhật thường xuyên những chương trình khuyến mãi, những sản phẩm mới…giới thiệu với khách hàng, ban đầu bạn bè là những người thân trong gia đình và bạn bè sau đó cũng nhờ người ta giới thiệu trang đến bạn bè của họ, tính lan truyền và hiệu quả rất cao…có khách hàng thì siêu thị sẽ ship tận nơi tùy vào quãng đường xa, gần mà tính phí hoặc free ship…
Bước 3: Tạo một khoản ngân sách dự kiến cho sự kiện .
- Dự định chi bao nhiêu tiền cho sự kiện khai trương từ đó có kế hoạch cụ thể.
 Có thuê bàn ghế, phông bạt sự kiện
 Có thuê hoạt náo viên ( đội trống, ca sĩ, nhóm nhảy…)
 Tiệc khai trương là mặn hay ngọt..
- Tạo Chương trình khuyến mãi và quà tặng với khách hàng.
 Quà tặng cho mỗi khách hàng đến mua sắm : Quà tặng dù là gì cũng nên được gói cẩn thận và lịch sự…giá trị có thể 10 ngàn đồng trở xuống có giá trị sử dụng cao ( khách hàng có thể sử dụng thương xuyên) và độc đáo càng ý nghĩa ( có thể là xà bông tắm…)
 Giá trị chiết khấu trên hóa đơn: Cứ cho là lợi nhuận trên hóa đơn thanh toán là 10% thì chương trình chiết khấu có thể áp dụng với hóa đơn từ 500k trở xuống chiết khấu 3% với hóa đơn 500k trở lên chiết khấu 5% trên tổng giá trị hóa đơn.

Bước 4: Trang thiết bị, nhân sự:
- Trang thiết bị: Dựa trên kinh phí đã dự toán siêu thị sẽ quyết định quy mô và cách làm để chuẩn bị trước về thiết bị, không kể quy mô khai trương như thế nào nhưng phải bắt buộc có những điều kiện sau:
 Mặt tiền siêu thị phải đảm bảo sạch sẽ.
 Có chỗ để xe cho khách hàng an toàn
 Trang hoàng mặt tiền đẹp , nổi
 Phải có hệ thống loa mở nhạc tương đối lớn để lôi kéo khách hàng.
 Biển hiệu rõ ràng có thể nhìn thấy từ xa thấp nhất 100m
Phông khai trương.
 Có biển ghi rõ thời gian mở cửa siêu thị ( vd từ 7h-21h tất cả các ngày trong tuần) thời gian chương trình khuyến mãi.
- Nhân sự: Ngoài nhân viên tư vấn bán hàng và nv thu ngân cần
Phải có nhân viên bảo vệ ( trông xe và đảm bảo an toàn của cơ sở vật chất)
Nhân viên lễ tân hoặc quản lý( chủ đầu tư) đón khách vào kinh nghiệm khai trương mở siêu thị.

Tất cả nhân sự phải thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi với khách hàng

Wednesday, May 21, 2014

Mở siêu thị mini tại Bắc Giang

Tại Bắc Giang mô hình này còn khá mới mẻ, mặc dù đó chỉ là sự nâng cấp, phát triển từ mô hình cửa hàng tạp hóa, cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ truyền thống đã gắn bó với thói quen của người tiêu dùng. Hiện nay, trên địa bàn TP Bắc Giang mới có một cửa hàng theo mô hình này, đó là cửa hàng tự chọn Phương Trang, đường Trần Nguyên Hãn, gần Cụm công nghiệp Thọ Xương.
Hiện chưa có một quy chuẩn nào về siêu thị mini nhưng hầu hết các siêu thị ở các trung tâm thành phố hoặc khu đông dân cư có diện tích trong khoảng từ 50m2  tới dưới 500m2. Chủ yếu bán hàng tiêu dùng, hàng mẹ và trẻ em. Đôi khi có thêm hàng gia dụng nhà bếp. Các mô hình này là xu hướng tất yếu phát triển của mô hình phục vụ 24/24 và tiện ích. 
Không giống như các mô hình tạp hóa nhỏ lẻ. Hàng hóa không rõ liên hạn sử dụng. Những người đầu tư và mô hình siêu thị mini khá quan tâm tới nguồn gốc hàng hóa. Chất lượng sản phẩm sau đó mới tới giá cả. Các cửa hàng mới mở ra theo mô hình siêu thị tại Bắc Giang hầu hết là các của hàng tạp hóa lâu năm nâng cấp hệ thống giá kệ và hệ thống bán hàng tự động đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh và lượng khách hàng đông.

Để đầu tư cho một siêu thị mini cần từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Ngoài số vốn đầu tư cho hàng hóa thì điểm khác biệt so với cửa hàng tạp hóa là có các phần chi phí đầu tư trang thiết bị như: kệ hàng, tủ đông lạnh, bàn thu ngân, xe đẩy hàng, làn nhựa; máy in hóa đơn tính tiền, máy cà thẻ (POS), máy đọc mã vạch tính tiền… và chi lương cho đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Ngoài ra có thiết bị về an ninh như camera giám sát khu vực để xe, khu vực kệ hàng và quầy thu ngân. Tùy theo quy mô, có thể chỉ cần từ 2 - 4 nhân viên bán hàng. Các nhân viên được mặc đồng phục và phải có kỹ năng bán hàng, tư vấn sản phẩm căn bản.
Với những đặc điểm trên, siêu thị mini đang là xu thế phát triển của thị trường bán lẻ, theo tác giả thì mô hình này rất phù hợp với TP Bắc Giang và các thị trấn trong tỉnh. Điều này dựa trên những cơ sở thực tiễn sau: TP Bắc Giang và các thị trấn người tiêu dùng chủ yếu là các hộ gia đình tại địa phương với mức thu nhập trung bình. Do vậy nếu xây dựng mô hình siêu thị lớn tại thời điểm này có thể chưa phù hợp, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Siêu thị mini có nhiều tiện ích do kết hợp hài hòa giữa bán lẻ truyền thống (chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa) và bán lẻ hiện đại (siêu thị lớn). Tại siêu thị mini, người tiêu dùng được mua hàng niêm yết đúng giá, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; có thể được siêu thị chấp nhận thanh toán qua thẻ nhờ các máy cà thẻ mà ngân hàng đặt tại siêu thị - một hình thức thanh toán đang dần phổ biến tại các đô thị. Đó là những lợi thế, nét văn minh so với mô hình bán lẻ truyền thống.

Saturday, May 17, 2014

Liệu 2015 có còn chỗ đứng cho doanh nghiệp Việt khi mở cửa toàn bộ thị trường siêu thị bán lẻ

Năm 2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực siêu thị
Liệu doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ( giá kệ siêu thị ) sau năm 2015 không? Khi doanh nghiệp ngoại bước vào sẽ có một cuộc đua mang tính tốc độ và sự cạnh tranh về tiềm lực tài chính là rất lớn. Nó tạo ra thách thức và thời cơ cho những ai biết tìm đúng chỗ đứng của mình. Bởi lẽ, nếu không nhìn trước được vấn đề này thì khi mở ra được một thời gian rủi ro mới tới. 



Khảo sát các con số chính thức cho thấy, đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 700 giá kệ siêu thị và 125 trung tâm thương mại . Dù là “người đi sau” và chỉ phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, song các hãng ngoại đã chiếm tỷ lệ tương ứng là 40% và 25%. Các chuyên gia đánh giá, các hãng ngoại có phần “kém cạnh hơn” trên thị trường siêu thị Việt Nam khi doanh nghiệp nội có nhiều ưu thế về thị phần và nhiều doanh nghiệp đang mở rộng phát triển với hàng loạt chuỗi hệ thống. Tuy nhiên, nhiều dự báo cũng cho rằng, miếng bánh thị phần mới chỉ “tạm thời” thuộc về hãng nội do những quy định hiện hành về kiểm tra nhu cầu kinh tế , tức là quy định về hạn chế mở điểm bán đã “kìm chân” nhà đầu tư ngoại mở rộng và thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thực tế cho thấy, những rào cản về ENT đã làm cho không ít nhà bán lẻ siêu thị ngoại vốn là các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới dù đã “dòm ngó” vào Việt Nam đã phải “bỏ cuộc”, tạm thời chưa quyết định đầu tư. Những rào cản về ENT cũng khiến cho việc mở điểm bán của các hãng bán lẻ đã có mặt tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn khi mở rộng thị phần ra các địa phương. Trong khi đó, hầu hết các nhà bán lẻ nội có tên tuổi đã đẩy mạnh cuộc đua mở chuỗi hệ thống của mình nhằm gia tăng thị phần, như: Co.opMart, Fivimart, Hapro, VinatexMart, Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động…


Khi doanh nghiệp ngoại vào cuộc, họ sẽ bê nguyên cả bộ máy hoạt động trơn tru từ 1 xã hội phát triển qua nước ta. Áp dụng kĩ thuật quản lý tiên tiến vào giám sát và quay vòng vốn. Liệu các doanh nghiệp của chúng ta có kịp thích nghi không nếu chỉ có lợi thế duy nhất là chủ nhà và đi trước. Nếu không có sự chuẩn bị, tất yếu một số đơn vị sẽ phải ngậm ngùi rút lui.


Cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp nội với hãng ngoại trên thị trường siêu thị hiện cũng chỉ tập trung vào một vài “ông lớn” có tiềm lực mạnh hoặc đã ít nhiều xây dựng được tên tuổi trên thị trường. Ví như SaigonCo-op với hệ thống Co-opMart có 82 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh; Hapro có hơn 70 siêu thị, cửa hàng bán lẻ; Citimart có 20 điểm; Fivimart có 15 điểm… Song lực lượng này nếu so sánh với các “đại gia” ngoại vốn giàu tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong phát triển hệ thống và kinh doanh thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.


Quyết liệt cuộc đua mặt bằng

Thực tế cho thấy, Co-opMart được đánh giá là một trong những nhà bán lẻ Việt Nam có tiềm lực mạnh nhất, song dù có hẳn một công ty chuyên đi “săn” mặt bằng, hãng này vẫn “dậm chân tại chỗ” trên thị trường miền Bắc trong suốt 3 năm qua, khi chỉ mở được một điểm bán duy nhất, do giá thuê mặt bằng quá đắt đỏ.

Ngược lại, khi Nam tiến, hãng bán lẻ có tiếng tại Hà Nội là Fivimart đã phải “ngậm ngùi” rời cuộc chơi khi phải đóng cửa siêu thị vào đầu năm 2013. Một số nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường như Hiway Supercenter dù có thế mạnh về đất đai và đã dọn đường cho kế hoạch mở chuỗi, song cũng phải “lỡ hẹn” mở điểm thứ hai...


Trong khi đó, hàng loạt “đại gia” ngoại cũng đã liên tiếp khai trương thêm điểm bán và tuyên bố kế hoạch mở chuỗi. Ví như Big C đã mở đến 20 siêu thị; Metro Cash & Carry là 19. LotteMart không dừng lại ở 4 siêu thị, TTTM hiện có mà lên kế hoạch mở 56 điểm đến năm 2020. Thậm chí, tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc này còn đang hiện thực hoá tiến quân mạnh ra miền Bắc khi đã "đặt chỗ" ở một số TTTM tại Hà Nội. E-Mart cũng kỳ vọng mở 52 siêu thị đến năm 2020. Aeon, nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, dự kiến sẽ mở siêu thị đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2014 và lên kế hoạch mở 20 điểm bán vào năm 2020. Còn Takashimaya thì đã hoàn tất hợp đồng thuê mặt bằng tại thành phố Hồ Chí Minh để chính thức hoạt động vào năm 2015. Mới đây nhất, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai của Pháp là Auchan có ý định tiến quân vào Việt Nam với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD trong 10 năm...


Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, các chuyên gia cho rằng, hãng ngoại hoàn toàn có thể thực hiện được kế hoạch mở chuỗi của mình khi rào cản được gỡ bỏ vào năm 2015. Trong khi các hãng nội còn phải “cân nhắc” chuyện lựa chọn mặt bằng do nguồn tài chính hạn hẹp, thì cuộc đổ bộ của hãng ngoại sau năm 2015 mới thực sự làm cho thị trường dậy sóng và tạo sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp nội khi những lợi thế đã không còn.


Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR, một trong những điểm nâng cao cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ nội chính là phải giải quyết được mặt bằng bán lẻ. Đây là vấn đề khó khăn với doanh nghiệp nội nếu không có sự hỗ trợ thích đáng. Thực tế để thuê được một điểm kinh doanh rất khó, nhiều doanh nghiệp bị “ép” mua mặt bằng. Do vậy, cần kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi giao, cho thuê đất để phục vụ bán lẻ. Đối với 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở các công trình công cộng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tham gia sử dụng có hiệu quả quỹ mặt bằng như: các tuyến metro, điểm bán lẻ dưới lòng đất để phát triển trong bối cảnh hết sức khó khăn này.


Bộ Công thương cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại. Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Dự báo đến 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội. Chính phủ cũng khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, mặc dù không có chính sách ưu đãi cụ thể  nhưng ở một số địa phương, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có được nhiều ưu ái hơn. Đơn cử như mặt bằng, trong khi các doanh nghiệp nội phải chờ đợi rất lâu để xin mặt bằng ở nhiều tỉnh, thành nhưng không được giải quyết mà vị trí đó được dành cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia gợi ý cho các nhà bán lẻ Việt Nam, đó là, nên nghiên cứu và áp dụng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất với nhà phân phối mà các doanh nghiệp phân phối nước ngoài như các tập đoàn Metro hay BigC đã khá thành công tại thị trường Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái, Phạm Quốc Mạnh, phải có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó, yếu tố quyết định thành công vẫn là nhà quản lý. Song, để giúp cho các doanh nghiệp có thể liên kết được tốt hơn, đưa ra các sản phẩm cạnh tranh hơn thì phải có một nguồn vốn giá rẻ, nhưng hiện nay so với các nước trong khu vực thì lãi suất vốn vay của nước ta vẫn còn cao…


Liên kết, đó là một lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia vào thị trường giá kệ siêu thị. Nhưng cẩn trọng trong liên kết vì cũng là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt không tính  toán kỹ cơ chế, chính sách khi đầu tư thì rất dễ bị thôn tính. Ngày 11/1/2015, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ./.

Phước Thịnh (Trích TTTC số 6 tháng 3/2014

Thursday, May 15, 2014

Dịch vụ tư vấn tái cơ cấu hoạt động của siêu thị

Một trong những vấn đề những người kinh doanh siêu thị gặp phải là sau một thời gian đi vào hoạt động phát sinh nhiều vấn đề ở nhiều khâu như phần mềm bán hàng dừng hoạt động...
Lúc thì nhân viên xin nghỉ đột xuất. Vậy lấy ai để bán hàng bù vào.
Lúc thì hết hàng mà nhà cung cấp lại bảo đợi. Khi khách hàng tới mua mà không có thì nghiễm nhiên bạn mất khách. Tìm nhà cung cấp mới thì lại liên quan tới giấy tờ thủ tục hạch toán.
Đi vào siêu thị 1 vòng thấy kệ thì đầy ắp hàng hóa. Kệ thì trống trơn. Không hiểu lý do tại sao lại rơi vào sự phức tạp này.
Đó không chỉ là những vấn đề nhỏ mà là những vấn đề chính của siêu thị.
Hoạt động uể oải không chuyên nghiệp, thái độ nhân viên làm khách hàng khó chịu. Chi phí cố định tăng cao dẫn đến lợi nhuận giảm. Hàng tồn kho nhiều khiến quay vòng vốn khó khăn. Hàng hết hạn sử dụng, hàng cũ, mẫu mã lỗi thời, khuyến mãi không đúng dịp, không kịp nắm bắt tâm lý khách hàng là nguyên nhân chủ yếu bạn bị đối thủ "cướp" khách hàng.

Chúng tôi sẽ tư vấn siêu thị của bạn hoạt động hiệu quả trở lại. Có kế hoạch phát triển ngắn hạn và trung hạn. Đưa thương hiệu của bạn đến với người tiêu dùng như một địa điểm uy tín và gắn bó.
Nếu thực sự bạn đang trải qua những vấn đề trên mà chưa tìm ra giải pháp. Hãy gọi cho chúng tôi.
Chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn giải quyết những vướng mắc với chi phí vừa phải và thanh toán theo đúng sự tiến triển của hiệu quả kinh doanh.
ALO ngay: 0988 485 300. Mr. Sơn

Wednesday, May 14, 2014

Tư vấn mở siêu thị tại Hà Nội, Hồ Chí Minh

Mình đã setup thành công 40 siêu thị mini diện tích từ 100-500m2 nên bây giờ sẽ nhận 

Chuyên tư vấn và setup siêu thị mini
Tư vấn tái cơ cấu siêu thị hoạt động không hiệu quả hoặc không kiểm soát được, 
Ai có nhu cầu thì liên ệ với mình nhé, các hạng mục mình tư vấn như sau: 
1. Chi phí để mở siêu thị với diện tích theo nhu cầu 
2. Tư vấn về quản lý tài chính và quay vòng vốn, chi phí dự trù hàng tháng, doanh số dự kiến hòa vốn 
3. Tư vấn các nhóm ngành hàng cần bán theo nhu cầu thị trường, khu vực 
4. Tư vấn các giấy từ hành chính cần có theo quy định mở siêu thị 5. Tư vấn thông tin giá nhập các mặt hàng, nhập hàng từ các nhà phân phối hàng tiêu dùng, các hãng trong nước và ngoài nước, đàm phán với NCC ở khu vực 
6. setup quản lý siêu thị với Phần mềm bán hàng 
7. Setup từ a-z 
Hiện em đã setup thành công 30 siêu thị tại Hà Nội và TPHCM, Em nhận setup cả các tỉnh, hoặc 1 phần công việc mà mọi người cần - Nhận tái cơ cấu cho các siêu thị đã đi vào hoạt động nhưng không hiệu quả - Nhận giúp liên kết các siêu thị thành chuỗi để nhập hàng giá tốt.....
Liên hệ : 0988 485 300

Monday, May 5, 2014

Các yếu tố để chọn mặt bằng siêu thị.

Theo tiêu chuẩn hợp lý của 1 số nước tiên tiến thì cứ mỗi 1000 dân sẽ có 1 cửa hàng tiện lợi 24h. Với đặc thù của Việt Nam chúng ta con số này vẫn chấp nhận được nhưng nó áp dụng với các khu dân cư tập trung ví dụ Tòa nhà hay chung cư.
VIFO xin phép không đề cập tới chọn mặt bằng ở chung cư mà chỉ trình bày về tiêu chí chọn mặt bằng ở khu dân sinh.
Tùy vào điều kiện tài chính, mục tiêu kinh doanh mà anh chị có thể chọn mặt bằng có diện tích phù hợp.
Có một lời khuyên cho những người muốn bước chân vào lĩnh vực này rằng. Nếu muốn mở chuỗi siêu thị mini cửa hàng tiện lợi thì xinh hãy bắt đầu bằng 1 cửa hàng nhỏ khoảng 60 tới 100 mét vuông để thử sức.
Tiêu chí như sau:
1. Khu đông dân cư
2. Gần chợ cách khoảng 300 mét.
3. Mặt tiền 5 mét trở lên
4. Diện tích 60 mét trở lên
5. Ưu tiên 2 mặt tiền nghĩa là vị trí ở ngã 3.
6. Hợp đồng cho thuê nhà 5 năm trở lên.
7. Chi phí cho thuê/năm luôn nhỏ hơn 10% vốn đầu tư ban đầu.

Ngoài ra 1 vài tiêu chí nhỏ có thể khiến bạn không có khách hàng VIFO xin đề cập cho những ai thực sực có nhu cầu. (0988 485 300). 
Ví dụ như: không nên chọn mặt bằng mà chỉ có 1 bên đường có dân cư còn bên kia thì không. Đường 1 chiều hoặc đường 2 chiều mà có dải phân cách, xe cộ đông.
- Đầu đường và mặt bằng ở phía bên tay phải....

Ví dụ về việc chọn mặt bằng VIFO xin đề xuất 1 khách hàng của VIFO đã triển khai ở Bắc Ninh đã hội tụ được khá nhiều yếu tố ở trên và đã rất thành công.
1. Mặt tiền 20 mét.
2. Diện tích 1 sàn : 250m vuông
3. Tổ chức kinh doanh 2 sàn. Tổng diện tích 500 mét vuông.
4. Khu đông dân cư, thị trấn khoảng 25 ngàn dân với 2 khu công nghiệp 2 bên.
5. Cách chợ 500 mét.
6. Mặt bằng của gia đình.
Xin bật mí. Doanh thu của Anh hiện không dưới 900.000.000/tháng. vốn đầu tư ban đầu không kể mặt bằng khoảng 1.5 tỉ đồng. sau đó nâng dần lên 3 tỉ.

Sunday, May 4, 2014

12 Vấn đề quan trọng khi mở siêu thị

Khi mở ra 1 cửa hàng tự chọn, siêu thị mini bạn cần chú ý tới các vấn đề ưu tiên sau. Nếu không bạn sẽ bị rối và chán nản.

1. Mặt bằng theo dự đoán chủ quan của VIFO thì quyết định 70% sự thành bại của bạn.
2. Nhân sự: tìm người có thể giúp bạn ở các khâu thu ngân, nhập hàng hóa, kế toán và quản lý cửa hàng
3. Sắp xếp công việc chi tiết cho từng người và kiểm soát công việc hàng ngày
4. Nhà cung cấp thiết bị và giải pháp quản lý cho bạn
5. Việc mất cắp trong siêu thị : mất cắp ở ngoài và mất cắp nội bộ
7. Nhà cung cấp các hàng hóa cho siêu thị của bạn ( quan trọng thứ 2 sau mặt bằng)
8. Báo cáo thu chi các khoản.
9. Báo cáo xuất nhập hàng từ nhà cung cấp và đơn đặt hàng
10. Báo cáo bán hàng hàng ngày, lãi lỗ
11. Chuẩn bị cho ngày khai trương thật hoàn hảo.
12. Quản lý công nợ và xoay vòng vốn.

Đây là 1 trong những chú ý mới nhất Vifo có tư vấn giải pháp quản lý và các việc cần thiết cho một khách hàng ở Long An.
Trước đây "Cô" (khách hàng), cũng đã bán hàng buôn bán nhiều năm nhưng theo mô hình truyền thống. Bây giờ muốn mở một mô hình siêu thị để cạnh tranh với thị trường bán lẻ. Vấn đề cô gặp phải không phải ở mặt bằng mà là vấn đề về hàng hóa cũng như quản lý. Trong một tuần đầu tiên VIFO chỉ nói cho cô cơ bản của 11 vấn đề trên. Cô tự tìm hiểu và bắt đầu muốn rút lui bỏ ý tưởng này. Vì nó quá mạo hiểm với Cô. Cô chỉ bán 1 cửa hàng nhỏ thôi đã toát mồ hôi rồi. Giờ mở ra 1 siêu thị với khoảng 3000 đầu mục mặt hàng chắc cực chịu không nổi.
Rồi vấn đề cũng được tháo gỡ khi VIFO tư vấn cho Cô từng bước phải làm.

Việc Cô phải lo lắng duy nhất là chuẩn bị mặt bằng sao cho đẹp, đầy đủ ánh sáng. Thứ 2 là VIFO gửi cô 1 danh sách các mặt hàng cần thiết khoảng 3.000 mặt hàng hiện tại phổ biến trong siêu thị. Trong đó có 1 danh sách các mặt hàng bán chạy nhất (khoảng 1000 mặt hàng), bao gồm giá nhập, giá bán lẻ hiện tại và nhà cung cấp. Cô chỉ việc đi so sánh với giá của các nhà cung cấp ở địa bàn của cô tới chào hàng. Các việc còn lại VIFO cho nhân viên trợ giúp cô toàn bộ từ trước khi chuẩn bị khai trương lắp đặt thiết bị tới sau khai trương 1 tháng.
Bởi vì có quá nhiều chi tiết mà VIFO không đề cập cụ thể bằng text được nên chỉ gạch đầu dòng ra cho mọi người tham khảo. Nếu thực sự cần sự giúp đỡ xin vui lòng liên hệ với VIFO qua điện thoại nhé. VIFO sẽ hỗ trợ trongb khả năng của mình.
Chúc các bạn có 1 quyết định đứng đắn trước khi đầu tư số tiền lớn vào lĩnh vực này. Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ

Friday, May 2, 2014

Làm sao để chống mất hàng hóa trong siêu thị mini

 Đã mở ra là chấp nhận rủi ro. Nhưng chống trộm ngoài còn trộm trong nhà thì sao.
Vifo xin đề cập tới khía cạnh không ai muốn. Nhưng bỏ tiền ra rồi thì phải biết giữ tiền.
Mất cắp trong cửa hàng, siêu thị tự chọn là một vấn đề nhức nhối. Vì sao, mất do khách hàng tham lam hoặc bí quá làm liều. Mất vì nhân viên của mình qua mặt, liên kết với bên trong và bên ngoài. Mọi trường hợp này chúng ta phải tính đến.

Các biện pháp kết hợp như sau:
1. Có tủ gửi đồ cho khách hàng tới mua hàng. Bên trong có giỏ xách để khách chọn hàng.

2. Có camera an ninh giám sát mọi góc nhìn trong siêu thị đặc biệt ở quầy tính tiền.

3. Bán hàng phải có hóa đơn. Vifo chú ý điều này vì các cửa hàng tạp hóa không mấy khi thanh toán mà in hóa đơn hoặc thanh toán thủ công. Điều này phải quán triệt nhân viên.

4. Có bảo vệ bảo vệ xe và kiểm tra hóa đơn khi khách tính tiền xong. Sau khi kiểm tra hóa đơn với hàng hóa mang ra. Nếu trùng khớp thì xé hóa đơn của khách để xác nhận đã thanh toán.

Việc in hóa đơn khi thanh toán nhằm quản lý chặt chẽ hàng bán ra và tiền thanh toán của khách hàng. Điều này tránh tình trạng nhân viên thu ngân thu thừa của khách và chiếm làm của riêng. Vì khi in hóa đơn thì khách sẽ thanh toán theo hóa đơn. Chi tiết các giao dịch này máy tính sẽ ghi lại và đến cuối ngày nhân viên phải bàn giao cho trưởng cửa hàng như thống kê. 

Biện pháp cuối cùng là dùng tem từ an ninh và cổng từ an ninh. Có 2 loại tem là tem dùng nhiều lần và tem dùng 1 lần. 

Tem từ cứng dùng để bảo vệ các đồ thời trang như quần áo dày dép, chai lọ, hộp sữa và các đồ có giá trị. Tem này dùng được nhiều lần. Khi khách mang hàng ra thanh toán thì nhân viên thu ngân sẽ dùng bộ gỡ để gỡ tem ra khỏi hàng hóa.
Tem từ mềm có dạng ngụy trang như mã vạch. Thường dán vào các lọ mỹ phẩm không thuận tiện để dùng tem từ cứng. Có thể dán dưới nắp chai hoặc mặt trước và sau của chai.
Khi khách hàng thanh toán, nhân viên thu ngân sẽ dùng máy khử từ để tem hết từ tính. Khi đi qua cổng an ninh sẽ không báo động.
Ngược lại nếu là hàng ăn cắp khi chưa được gỡ từ mà đi qua cổng an ninh sẽ báo động. Việc dùng tem từ thường áp dụng với các món hàng có giá trị lớn và không quá nhỏ.
Với các mặt hàng nhỏ chúng ta nên gom thành 1 quầy và có nhân viên trông coi như trang sức....

Thursday, May 1, 2014

Danh mục mặt hàng cho tạp hóa nhỏ khoảng 30 tới 40 mét vuông

VIFO xin giới thiệu cùng bà con và độc giả danh mục hàng tạp hóa cho cửa hàng nhỏ.
Ở đây vì là cửa hàng nhỏ nên sẽ có khá nhiều bà con quan tâm.
Chúng ta có thể mở theo mô hình tạp hóa nhưng theo Vifo bà con nên mở theo mô hình tự chọn và có sắp xếp khoa học. Ở đây là về mặt giá kệ sao cho thẩm mỹ. Nó sẽ giải quyết 2 vấn đề.
Một là: vì diện tích nhỏ nên giá kệ sẽ giúp bà con bày được nhiều hàng 1 cách gọn gẽ và dễ quan sát.
Danh mục hàng hóa bà con cũng nên chọn nhóm mặt hàng chính. Điều này mình phải xác định khách hàng của mình là những ai.
Ví dụ: phục vụ khách hàng là dân sinh nhu cầu hàng ngày ta sẽ có nhóm hàng chính là hàng tiêu dùng.
Phục vụ mẹ bé và trẻ em sẽ là nhóm hàng sữa, bỉm...
Ở đây VIFO xin giới thiệu một mô hình tiêu biểu và thành công của một mô hình cửa hàng tự chọn nằm trong khu dân cư. Nhóm khách hàng hướng tới là người dân trong khu vực, thành phần chủ yếu là người đi làm ven các thành phố trung tâm. Có thu nhập trung bình ổn định.

Danh mục nhóm hàng tạp hóa siêu thị
  1. Sữa enfa
  2. Sữa Vinamilk
  3. Sữa Aboot
  4. ST Mộc Châu
  5. Sữa Physiolac
  6. Sữa Friso và CGHL
  7. Sữa XO
  8. SữaDumex
  9. Sữa Nuti
  10. Sữa Anline
  11. Bột ăn dặm
  12. Sữa Milo
  13. Sữa Fami
  14. Sữa CGHL
  15. Sữa tươi Vinamilk
  16. Sữa TH
  17. Sữa tươi Ba vì
  18. Sữa Nutri
  19. Sữa Fami
  20. Sữa Izi
  21. Thuốc lá
  22. Nước Năm Chinsu
  23. Trung Thành
  24. Phan Thiết
  25. Maggi
  26. Hàng Unilive
  27. Đồ ăn nhanh VISAN
  28. Rửa Bát
  29. ST Mộc Châu
  30. cafe
  31. Hàng P&G
  32. Xà phòng thơm và khác
  33. Mỹ phẩm khác
  34. Kinh Đo
  35. BiBica
  36. Tràng An
  37. OREO
  38. X men
  39. Váng Monte
  40. Giấy vệ sinh
  41. mỳ tôm
  42. Bia rượu, nước ngọt
  43. BiBica
  44. Bim cac loai
  45. BÁNH MÌ
  46. Bình Sữa
  47. BAN TRẢI ĐÁNH RĂNG
  48. Bột ăn dặm
  49. chanh muối
  50. Cháo Minh Trung
  51. Coca.Cola
  52. Custard
  53. Dầu ăn
  54. Gia vị
  55. Maggi
  56. Mì chính
  57. Nivia
  58. nuoc hoa xì phòng
  59. Nước yến
  60. OMO
  61. Pepsi
  62. Phan Thiết
  63. Phô Mai
  64. WONDERFARM
Về chi tiết các mặt hàng VIFO sẽ giới thiệu tại bài viết mở hàng tạp hóa những mặt hàng thiết yếu

Wednesday, April 30, 2014

Kinh nghiệm mở siêu thị 100 mét vuông.

Là 1 người trong ngành tư vấn, mở và điều hành khá nhiều siêu thị mini, cửa hàng tiện ích.
Tôi xin gửi và demo các việc cần làm và dự toán tạm tính cho 1 siêu thị 100 m2. 
Kích thước : 20 x 5m.
Đây là sơ đồ bố trí mặt bằng.
Mặt bằng siêu thị
Mọi người có thể click vào và tải ảnh về máy tính để xem kích cỡ lớn hơn.

Dự toán

Chi phí giá kệ: quy cách hàng                                       đơn vị tính        số lượng       đơn giá         thành tiền
Kệ Đơn nối tiếp 900 (5 tầng )
Kệ bày hàng  áp tường, (kệ độc lập) viền màu xanh da trời, trọng lượng 60kg/ đợt
Chi tiết :  D 900 ; R 350 , C 1800. 5 tầng                                                                        
Mặt đáy : 900 x 350.( 900 x350)                     
Mặt tầng : 900 x 300.( 900 x 300)                   
Chất liệu : sắt sơn tĩnh điện, inox.   
chiéc 34 950,000 32,300,000
Kệ Đôi nối tiếp 900 4 tầng)
Kệ đôi bày cho siêu thị,   trọng lượng 60kg/ đợt
D 900 ; R 750, C 1800. 5 tầng                                 
Chi tiết :                                                         
Mặt đáy : 900 x 350.( 900 x 350)              
Mặt tầng : 900 x 300.( 900 x 300)                     
Chất liệu : sắt sơn tĩnh điện, inox.
chiéc 23 1,330,000 30,590,000
Kệ Đầu dãy 700 (5 tầng)
Kệ đôi bày cho siêu thị,   trọng lượng 60kg/ đợt
D 700 ; R 750, C 1800. 5 tầng                                 
Chi tiết :                                                         
Mặt đáy : 700 x 350.( 700 x 350)              
Mặt tầng : 700 x 300.( 700 x 300)                     
Chất liệu : sắt sơn tĩnh điện, inox.
chiéc 2 950,000 1,900,000
Tổng: 64.740.000 VND

Về Camera 5 mắt lắp loại chất lượng trung bình. vừa phải ko nên lắp loại quá rẻ.
ở đây hãng sản phẩm là Questeck camera thân trụ chất lượng ổn định. 

Đơn giá tổng camera: 9.950.000 bao gồm cả công lắp đặt ổ cứng, đầu ghi, camera và phụ kiện

Về Thiết bị quản lý bán hàng. bao gồm. 

Phần mềm bán hàng bản full tất cả các chức năng (tham khảo thêm tại đây) . 
Máy in hóa đơn
Máy đọc mã vạch: 
Đơn giá : 9.800.000

Phụ kiện : Bàn thu ngân, máy tính, máy in, ghế, tủ đông tủ mát., giỏ xách chọn hàng, móc treo giá kệ...
Tạm tính : 15.000.000. chi tiết tôi sẽ đề cập hoặc các bạn gửi email về : thietbimiennam.net@gmail.com

Như vậy tổng chi phí phần cứng rơi vào khoảng xấp xỉ 100.000.000.
Con số này thường chiếm 10% tổng nguồn vốn.
Vốn lấy hàng tạm tính khoảng 900.000.
Nói như vậy nhưng tùy vào điều kiện tài chính. chúng tôi hoặc có thể là chính bạn cũng có thể có 1 phương án tối ưu hơn để lấy hàng.
Hy vọng 1 số kinh nghiệm nhỏ có thể giúp bạn chuẩn bị được nhiều và kĩ càng hơn.
Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn về lĩnh vực siêu thị. Hãy liên lạc với chúng tôi nếu bạn cần: 0988 485 300