Saturday, May 17, 2014

Liệu 2015 có còn chỗ đứng cho doanh nghiệp Việt khi mở cửa toàn bộ thị trường siêu thị bán lẻ

Năm 2015, Việt Nam mở cửa hoàn toàn đối với lĩnh vực siêu thị
Liệu doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội chiếm lĩnh thị trường bán lẻ ( giá kệ siêu thị ) sau năm 2015 không? Khi doanh nghiệp ngoại bước vào sẽ có một cuộc đua mang tính tốc độ và sự cạnh tranh về tiềm lực tài chính là rất lớn. Nó tạo ra thách thức và thời cơ cho những ai biết tìm đúng chỗ đứng của mình. Bởi lẽ, nếu không nhìn trước được vấn đề này thì khi mở ra được một thời gian rủi ro mới tới. 



Khảo sát các con số chính thức cho thấy, đến cuối năm 2012, cả nước có khoảng 700 giá kệ siêu thị và 125 trung tâm thương mại . Dù là “người đi sau” và chỉ phát triển mạnh trong mấy năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, song các hãng ngoại đã chiếm tỷ lệ tương ứng là 40% và 25%. Các chuyên gia đánh giá, các hãng ngoại có phần “kém cạnh hơn” trên thị trường siêu thị Việt Nam khi doanh nghiệp nội có nhiều ưu thế về thị phần và nhiều doanh nghiệp đang mở rộng phát triển với hàng loạt chuỗi hệ thống. Tuy nhiên, nhiều dự báo cũng cho rằng, miếng bánh thị phần mới chỉ “tạm thời” thuộc về hãng nội do những quy định hiện hành về kiểm tra nhu cầu kinh tế , tức là quy định về hạn chế mở điểm bán đã “kìm chân” nhà đầu tư ngoại mở rộng và thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thực tế cho thấy, những rào cản về ENT đã làm cho không ít nhà bán lẻ siêu thị ngoại vốn là các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới dù đã “dòm ngó” vào Việt Nam đã phải “bỏ cuộc”, tạm thời chưa quyết định đầu tư. Những rào cản về ENT cũng khiến cho việc mở điểm bán của các hãng bán lẻ đã có mặt tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn khi mở rộng thị phần ra các địa phương. Trong khi đó, hầu hết các nhà bán lẻ nội có tên tuổi đã đẩy mạnh cuộc đua mở chuỗi hệ thống của mình nhằm gia tăng thị phần, như: Co.opMart, Fivimart, Hapro, VinatexMart, Trần Anh, Pico, Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động…


Khi doanh nghiệp ngoại vào cuộc, họ sẽ bê nguyên cả bộ máy hoạt động trơn tru từ 1 xã hội phát triển qua nước ta. Áp dụng kĩ thuật quản lý tiên tiến vào giám sát và quay vòng vốn. Liệu các doanh nghiệp của chúng ta có kịp thích nghi không nếu chỉ có lợi thế duy nhất là chủ nhà và đi trước. Nếu không có sự chuẩn bị, tất yếu một số đơn vị sẽ phải ngậm ngùi rút lui.


Cuộc cạnh tranh của doanh nghiệp nội với hãng ngoại trên thị trường siêu thị hiện cũng chỉ tập trung vào một vài “ông lớn” có tiềm lực mạnh hoặc đã ít nhiều xây dựng được tên tuổi trên thị trường. Ví như SaigonCo-op với hệ thống Co-opMart có 82 siêu thị và cửa hàng chuyên doanh; Hapro có hơn 70 siêu thị, cửa hàng bán lẻ; Citimart có 20 điểm; Fivimart có 15 điểm… Song lực lượng này nếu so sánh với các “đại gia” ngoại vốn giàu tiềm lực tài chính và kinh nghiệm trong phát triển hệ thống và kinh doanh thì vẫn còn nhiều điều phải bàn.


Quyết liệt cuộc đua mặt bằng

Thực tế cho thấy, Co-opMart được đánh giá là một trong những nhà bán lẻ Việt Nam có tiềm lực mạnh nhất, song dù có hẳn một công ty chuyên đi “săn” mặt bằng, hãng này vẫn “dậm chân tại chỗ” trên thị trường miền Bắc trong suốt 3 năm qua, khi chỉ mở được một điểm bán duy nhất, do giá thuê mặt bằng quá đắt đỏ.

Ngược lại, khi Nam tiến, hãng bán lẻ có tiếng tại Hà Nội là Fivimart đã phải “ngậm ngùi” rời cuộc chơi khi phải đóng cửa siêu thị vào đầu năm 2013. Một số nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường như Hiway Supercenter dù có thế mạnh về đất đai và đã dọn đường cho kế hoạch mở chuỗi, song cũng phải “lỡ hẹn” mở điểm thứ hai...


Trong khi đó, hàng loạt “đại gia” ngoại cũng đã liên tiếp khai trương thêm điểm bán và tuyên bố kế hoạch mở chuỗi. Ví như Big C đã mở đến 20 siêu thị; Metro Cash & Carry là 19. LotteMart không dừng lại ở 4 siêu thị, TTTM hiện có mà lên kế hoạch mở 56 điểm đến năm 2020. Thậm chí, tập đoàn bán lẻ của Hàn Quốc này còn đang hiện thực hoá tiến quân mạnh ra miền Bắc khi đã "đặt chỗ" ở một số TTTM tại Hà Nội. E-Mart cũng kỳ vọng mở 52 siêu thị đến năm 2020. Aeon, nhà bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, dự kiến sẽ mở siêu thị đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2014 và lên kế hoạch mở 20 điểm bán vào năm 2020. Còn Takashimaya thì đã hoàn tất hợp đồng thuê mặt bằng tại thành phố Hồ Chí Minh để chính thức hoạt động vào năm 2015. Mới đây nhất, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai của Pháp là Auchan có ý định tiến quân vào Việt Nam với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD trong 10 năm...


Với tiềm lực tài chính hùng mạnh, các chuyên gia cho rằng, hãng ngoại hoàn toàn có thể thực hiện được kế hoạch mở chuỗi của mình khi rào cản được gỡ bỏ vào năm 2015. Trong khi các hãng nội còn phải “cân nhắc” chuyện lựa chọn mặt bằng do nguồn tài chính hạn hẹp, thì cuộc đổ bộ của hãng ngoại sau năm 2015 mới thực sự làm cho thị trường dậy sóng và tạo sức ép không nhỏ lên các doanh nghiệp nội khi những lợi thế đã không còn.


Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR, một trong những điểm nâng cao cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ nội chính là phải giải quyết được mặt bằng bán lẻ. Đây là vấn đề khó khăn với doanh nghiệp nội nếu không có sự hỗ trợ thích đáng. Thực tế để thuê được một điểm kinh doanh rất khó, nhiều doanh nghiệp bị “ép” mua mặt bằng. Do vậy, cần kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách ưu đãi giao, cho thuê đất để phục vụ bán lẻ. Đối với 2 đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ở các công trình công cộng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam tham gia sử dụng có hiệu quả quỹ mặt bằng như: các tuyến metro, điểm bán lẻ dưới lòng đất để phát triển trong bối cảnh hết sức khó khăn này.


Bộ Công thương cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển cho mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại. Theo đó, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 - 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Dự báo đến 2020, tỷ trọng bán lẻ qua mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại sẽ chiếm 45% tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội. Chính phủ cũng khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, mặc dù không có chính sách ưu đãi cụ thể  nhưng ở một số địa phương, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có được nhiều ưu ái hơn. Đơn cử như mặt bằng, trong khi các doanh nghiệp nội phải chờ đợi rất lâu để xin mặt bằng ở nhiều tỉnh, thành nhưng không được giải quyết mà vị trí đó được dành cho các doanh nghiệp nước ngoài.


Một trong những giải pháp được nhiều chuyên gia gợi ý cho các nhà bán lẻ Việt Nam, đó là, nên nghiên cứu và áp dụng mô hình liên kết giữa nhà sản xuất với nhà phân phối mà các doanh nghiệp phân phối nước ngoài như các tập đoàn Metro hay BigC đã khá thành công tại thị trường Việt Nam thời gian qua. Tuy nhiên, theo Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái, Phạm Quốc Mạnh, phải có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó, yếu tố quyết định thành công vẫn là nhà quản lý. Song, để giúp cho các doanh nghiệp có thể liên kết được tốt hơn, đưa ra các sản phẩm cạnh tranh hơn thì phải có một nguồn vốn giá rẻ, nhưng hiện nay so với các nước trong khu vực thì lãi suất vốn vay của nước ta vẫn còn cao…


Liên kết, đó là một lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia vào thị trường giá kệ siêu thị. Nhưng cẩn trọng trong liên kết vì cũng là khuyến cáo đầu tiên của các chuyên gia, nếu doanh nghiệp Việt không tính  toán kỹ cơ chế, chính sách khi đầu tư thì rất dễ bị thôn tính. Ngày 11/1/2015, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ./.

Phước Thịnh (Trích TTTC số 6 tháng 3/2014

0 comments:

Post a Comment

Tôi là Sơn. Nếu có thắc mắc trực tiếp xin liên hệ: 0988 485 300. Email: ntsocncntt@gmai.com
Cảm ơn bạn đã góp ý!