Sunday, May 11, 2014

Giới thiệu về hệ thống quản lý bán hàng tự động trong siêu thị

Trong mọi vấn đề thì quản lý là vấn đề trải dài và xuyên suốt. Nếu làm tốt, bạn sẽ cắt giảm được chi phí, gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu hàng tồn và xoay vòng vốn tốt.
Các thiết bị trong gói phần mềm bán hàng bao gồm.

Máy in hóa đơn hay còn gọi là máy in nhiệt. Hỗ trợ in hóa đơn bán lẻ, trên hóa đơn đôi khi bạn có thể đính kèm thêm nhiều thông tin khác nhằm quảng bá sản phẩm tới khách hàng. Nếu khéo léo bạn có thể thu được rất nhiều lợi ích từ việc gửi hóa đơn này.

Máy in nhiệt sử dụng giấy nhiệt nên không cần mực. Tuổi thọ của đầu in vào khoảng 30.000 mét.

Phần mềm quản lý siêu thị giúp tổ chức và quản lý hiệu quả kinh doanh
Các chức năng chủ yếu như:
- Quản lý doanh thu.
- Quản lý công nợ
- Quản lý xuất nhập tồn
- Quản lý hạn sử dụng
- Quản lý nhân viên
- Quản lý quỹ tiền mặt và hiệu quả kinh doanh.

Máy đọc mã vạch trong siêu thị
Barcode thật ra chỉ là một cách mã hóa (và nhận dạng) các con số (và cả chữ) thành các vạch sọc. Khi dùng máy đọc barcode để đọc, sẽ nhận được một dãy các con giống như dãy số ghi ở bên dưới mã vạch. Tùy theo cách quy định (chuẩn) khác nhau, các con số sẽ có ý nghĩa khác nhau. Có thể là mã quốc gia, mã sản phẩm hay cả một bản báo cáo thuế. Ví dụ như trong hình trên, máy sẽ đọc ra là “123456″.
Các loại máy đọc mã vạch cho bạn chọn.
1. Loại giá rẻ mà lại "trâu bò" Zebex 3100.


2. Là loại máy quét tự động đa tia thường là 20 tia. Loại cao cấp là 40 tia.

Ưu điểm. máy quét cầm tay rất bền và đọc chính xác do thao tác ta đưa thẳng mã vạch vào gần máy rồi bấm theo chiều của mã vạch.
Nhược điểm là phải bấm và ko có chân đế.
Loại đa tia ưu điểm là đọc tự động và người bán không cần quan tâm tới chiều đưa vào của mã vạch.
Nhược điểm với những mã vạch nhỏ rất khó đọc.
Máy đọc mã vạch thường kết hợp với phần mềm bán hàng hoặc máy bán hàng tự động
Ngoài ra còn cần có thêm giấy in hoặc máy in mã vạch hoặc giấy in mã vạch.
Với những hàng hóa không có mã vạch ta cần in mã vạch để dán lên sản phẩm.
Có 2 cách để in ra và sử dụng mã vạch. VIFO sẽ tư vấn các bạn cách tiết kiệm nhất như sau.
- Vì số lượng hàng không có mã vạch ít nên ta in tất cả mã vạch ra 1 vài tờ khổ A4. Khi nhập hàng về hay bán hàng ta chỉ cần quét mã vạch trên tờ a4 đó mà không phải quét lên sản phẩm.
Như vậy sẽ giảm chi phí in mã vạch và công dán mã vạch lên từng sản phẩm.
Đôi khi tiết kiệm cho bạn cả tiền mua máy in mã vạch.
Vì mã vạch này một số phần mềm bán hàng có chức năng tự tạo mã vạch cho sản phẩm.

1 comments:

Vớ vẩn, thế thì bỏ quách cái mã vạch đi có phải dễ đọc hơn không?

Không hẳn như vậy. Barcode được phát minh và ứng dụng từ năm 1973 là để dành riêng cho việc đọc bằng máy. Vẫn biết rằng con người rất thông minh và siêu việc, nhưng con người cũng hay nhầm lẫn và rất làm biếng. Nếu siêu thị không chịu in mã vạch mà chỉ cho nhân viên thu ngân ngồi gõ lại thì:

Có thể nhân viên gõ sai mã sản phẩm, dẫn đến tính sai giá.
Tốn rất nhiều công sức và thời gian ngồi đánh vật với cái bàn phím.
Nếu thay bằng cái máy đọc mã vạch sẽ đơn giản hơn nhiều.

Điểm độc đáo của mã vạch không phụ thuộc vào tỷ lệ. In nhỏ, phóng to, lộn ngược, bọc nylon… máy đều đọc được một cách chính xác.

Post a Comment

Tôi là Sơn. Nếu có thắc mắc trực tiếp xin liên hệ: 0988 485 300. Email: ntsocncntt@gmai.com
Cảm ơn bạn đã góp ý!