Sunday, April 27, 2014

Những lý do khiến bạn mất hứng mở cửa hàng thời trang

Có nên mở shop thời trang? Câu hỏi còn chờ bạn trả lời xem mình có đủ yếu tố thành công hay không

Dưới đây là lời khuyên của một chủ Shop tại Hà Nội
Thực sự thì mình nghĩ bạn không nên mở. Cách đây mấy năm thì có thể được, nhưng bây giờ thì tốt nhất là KHÔNG. Tại sao ư? Tại vì: 
1. Lý do thứ nhất : Cung quá nhiều so với cầu. 

Trước đây nhắc đến phố quần áo là người ta nghĩ tới Chùa Bộc, Kim Mã, Trần Nhân Tông, Điện Biên Phủ…. Giờ đây thì đâu đâu cũng là phố quần áo. Mỗi phố có tới chục Shop từ hàng trẻ em có, hàng bà bầu có, bikini có. Giờ đây không chỉ hộ gia đình kinh doanh, công ty kinh doanh mà các em sinh viên cũng kinh doanh. Người người nhà nhà đều bán mà mẫu mã và giá cả thì cạnh tranh vô đối. Online thì đâu tốn tiền mặt bằng mà cứ mỗi một nhân tố như thế thì lôi kéo xung quanh bao nhiêu mối quan hệ ủng hộ. Thử hỏi khách hàng còn lại được là bao nhiêu nếu như bạn không đầu tư quy mô và chuyên nghiệp.

Thêm vào đó nguồn hàng nói thật không hề dễ nếu muốn cạnh tranh tốt:
+ Hàng tự thiết kế: 

tớ đã làm thử nhưng không thể lại được vì mình không có tay nghề và chuyên môn. Bạn có bao nhiêu hoa tay và đầu óc có nhảy múa không? Tiếp theo còn khâu nhập vải, thiết kế và lên đồ rất phức tạp và nếu không có chuyên môn thì làm xong chả lời lãi gì mà mất công sức kinh khủng.
+ Hàng nhập: như mình có chia sẻ ở bài trước là có khá nhiều nguồn nhưng chung quy lại có

* Cao cấp: Khi mà hàng nhái Quảng Châu tràn ngập thị trường thì hàng cao cấp ấy nhập từ Châu ÂU về gần như không thể bán được ở Việt Nam. Vì nếu mình buôn bán chân thật nhập đắt bán đắt cạnh tranh làm sao với những shop nhập rẻ bản đắt nhưng vẫn rẻ hơn mình nhiều . Tớ chỉ dám mua về cho bản thân mặc chứ nếu để bán thì gần như không vì nếu tính % tồn kho, các chi phí khác + lãi thì giá đã cắt cổ rồi. Một khi họ bỏ ra tiền $ để mua đồ thì họ sẽ chọn vào Vincom, Diamond hay parkson để mua đồ rồi chứ không chọn shop nhỏ lẻ như mình

* Bình dân: thì có nguồn hàng từ Thái Lan, Trung Quốc.

Nếu bán hàng bình dân thì cạnh tranh vô cùng, có muốn bán hàng độc cũng khó. Tớ là người sang tận Quảng Châu nhập hàng nên tớ biết. Nếu bạn không tự đi nhập hàng mà lấy lại của những người bán buôn thì gần như giá bán của bạn rất khó cạnh tranh ( tớ bán buôn nữa mà nên tớ biết ). Mà nói thật tớ kinh doanh quần áo thì tớ biết chả có hàng hiệu mấy ở VN đâu. Đến 80% là hàng nhái Quảng Châu. Đi Quảng Châu bây giờ dễ như trở bàn tay, gần như dân buôn tự đi được hết cho nên mẫu mã cứ đụng hàng chan chát, làm sao mà tránh khỏi vì cũng chỉ có khoảng chục cái chợ mà đến cả mấy trăm nhà sang đó đánh hàng, không đụng hàng mới là lạ. Nếu ấy mà có con cái vào nữa thì tự đi đánh hàng vất vả lắm. Cứ nghĩ đến đi TQ là tớ đã sợ chết khiếp roài nhưng tớ sẽ bật mí thêm kinh nghiệm đi quảng châu để các bạn yên tâm mà bắc tiến 1 chuyến cho biết. 
Cứ nhìn thử cái cơ ngơi trong bức ảnh là bạn biết dân buôn việt nam mình chăm chỉ dư nào rồi.

2. Tồn kho: Cái này thì chán lắm. Mở hàng quần áo thì ấy phải chấp nhận ứ đọng vốn vì tiền bán được hàng tháng có thể có lãi đấy. Lãi gấp 2, gấp 3 ấy chứ nhưng bạn không thể rút tiền ra ăn tiêu ngay được mà phải quay vòng liên tục để nhập mẫu mã mới về. Một năm may ra rút được 2-3 lần tiền thôi . Ứ đọng vốn kinh.

3. Nhân viên: Tớ còn có công việc của tớ nên không thể lúc nào cũng ở cửa hàng, thuê nhân viên. Cũng phải trả lương nhưng theo mặt bằng chung chứ không thể trả quá cao để mà giữ nhân viên cho nên các em ấy cứ gọi là đổi thường xuyên. Mà mỗi lần đổi đau hết cả đầu. Được đưa tử tế còn không sao, có đứa nó còn ôm cả tiền hàng và trộm đồ của mình như chơi ( tớ bị mất tiền và di động vì nhân viên đấy )


4. Thuế má, chi phí: hầu hết là hàng nhập lậu cho nên muốn hoạt động tốt thì cũng phải chăm sóc các bác thu thuế, cảnh sát trật tự ( không đuổi xe) và các bác quản lý thị trường cuối năm. Cửa hàng mà bán cáng chạy thì các bác càng ghé thăm nhiều . Mà bán chạy thì các bác cho mình thuê nhà có vẻ sốt ruột lắm cứ đánh tiếng hết hợp đồng tăng giá thuê liên tục a`. Nhiều khi cáu tiết lắm, chỉ muốn có tiền mua đứt cái cửa hàng đó cho thằng khác thuê, mình đi chơi cho sướng hihiih
Chỉ mấy dòng sơ qua đó thôi xem ấy có còn thích mở nữa không? Nếu vẫn muốn mở, tớ sẽ cho ấy kinh nghiệm quản lý sổ sách, nhân viên. 100M là có thể mở được 1 shop bình dân rồi


Vậy tại sao người ta kinh doanh 1 năm rồi lại đóng cửa :
- Khi mới mở cửa hàng thường có đông khách do thói tò mò của người dân và do các tín đồ của thời trang là không nhỏ. Họ tò mò vào xem và mua thậm chí mua về có khi chẳng mặc
- Người chủ cửa hàng khi mới mở thường hừng hực ý trí nên tập trung nhiều vào cửa hàng -- Hàng hóa mới, cửa hàng mới nên cũng hút khách
- Sau một thời gian kinh doanh, khách hàng đã quen và thưa thớt dần , hàng hóa bắt đầu có dấu hiệu tồn đọng, lãi bao nhiêu đọng hết vào hàng kéo theo nguồn vốn của chủ cũng không còn dư dật như hồi đầu để up date hàng mới thường xuyên. Cái nọ kéo theo cái kia và đây là giai đoạn thử thách lý trí của người kinh doanh. Có hai tình huống sảy ra
+ Chán nản ----Sang nhượng cửa hàng cho người khác
+ Kiên quyết với tâm lý cưỡi trên lưng hổ ---Thay đổi phương thức kinh doanh với các chiêu bài khuyen mai, giam gia vân vân va vân vân để hút khách đồng thời bổ sung thêm vốn để đảm bảo cửa hàng có hàng mới. Nếu vượt qua giai đoạn này cửa hàng sẽ duy trì ổn thoả. Thông thường vượt qua giai đoạn năm đầu tiên là ok. 

Tớ sưu tầm vài lý do vậy thôi. Có những yếu tố thất bại mà mình tránh được hoặc khắc chế được nó thì ta vẫn cứ mở thôi.
Không có gì là chắc chắn cả. Vì chắc quá hóa nép nhưng cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng bạn nhé. 

0 comments:

Post a Comment

Tôi là Sơn. Nếu có thắc mắc trực tiếp xin liên hệ: 0988 485 300. Email: ntsocncntt@gmai.com
Cảm ơn bạn đã góp ý!